Posted At: Th10 23, 2023 - 191 Views
1. Nguồn phát sinh nước thải y tế
Nước thải Y tế xuất phát từ 2 nguồn chính đó là:
- Nước thải từ các hoạt động rửa vết thương, lau chùi dụng cụ y tế, phẫu thuật, nước thải từ các phòng xét nghiệm y khoa, bệnh phẩm của bệnh nhân… Loại nước thải này chứa rất nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao nếu không được xử lý.
- Từ các hoạt động nấu ăn, tắm giặt, vệ sinh… của các y bác sĩ, bệnh nhân, thân nhân…
Nước thải y tế là một trong những loại nước thải được xếp vào loại nguy hiểm hàng đầu hiện nay vì chưa rất nhiều tạp chất bẩn, các bệnh truyền nhiễm, thậm chí cả chất phóng xạ.
Nước thải y tế gây hệ lụy rất lớn đến môi trường, con người và sinh vật:
- Gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh truyền nhiễm, nếu ăn phải nguồn thực phẩm bị nhiễm các chất có trong nước thải y tế có thể gây ra ngộ độc, ung thư,…
- Ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước mặt;
- Ảnh hưởng đến các loài sinh vật dưới nước, gây mất cân bằng sinh thái…
2. Nhóm chất chủ yếu trong nước thải y tế
- Các nhóm kim loại nặng: Chì, Catmi, Kẽm, Thủy ngân,…;
- Chất khử trùng và một số chất độc khác như: Cloramin B, Clorua vôi,
- Các chất như: TSS, BOD, COD,…;
- Vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, nấm, Coliforms…;
- Các chất phóng xạ, hóa chất độc hại…
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Y tế
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | - | 6,5 - 8,5 | 6,5 - 8,5 |
2 | BOD5 ( 20 °C ) | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng - TSS | mg/l | 50 | 100 |
5 | Sunfua (Tính theo H2S ) | mg/l | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni ( Tính theo N ) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat ( Tính theo N ) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Phosphat ( Tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
Theo QCVN 28:2010/BTNMT .
KPH: Không phát hiện
Thông số Tổng hoạt độ phóng xạ α và β chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ.
Cột A quy định giá trị C của các thông số và chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào nguồn nước thải dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
4. Phương pháp xử lý nước thải Y tế
- Sử dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt: Phương pháp này đem lại hiệu quả xử lý cao đối với loại nước thải có mức độ ô nhiễm vừa.
- Xử lý nước thải bằng hồ sinh học: Sử dụng cho nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình và thấp, tuy nhiên phương pháp này tốn diện tích xây dựng hồ chứa.
- Sử dụng nguyên tắc AAO: Sử dụng cho nguồn nước có mức độ ô nhiễm cao, chi phí thấp, hiệu quả cao.
5. Nơi tư vấn lắp đặt và xét nghiệm nguồn nước thải uy tín
Eco Fine là đơn vị chức năng được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc và phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành dựa trên nền tảng số, được Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về quy trình, chi phí thực hiện xét nghiệm và xử lý nước thải Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline Eco Fine: 02743.803.919.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
>>> Bài viết liên quan: https://ecofine.vn/vi/nuoc-thai-sinh-hoat