Posted At: Th10 23, 2023 - 200 Views
1. Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại:
- Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: tắm, giặt, nấu ăn, nước thải từ nhà vệ sinh… nguồn nước thải này chứa ít độc tố, nồng độ ô nhiễm thấp hơn nhưng nếu tích tụ lâu mà không được xử lý cũng sẽ gây ra ô nhiễm tương tự như các loại nước thải khác.
- Nước thải có chứa nhiều nồng độ ô nhiễm cao từ các hoạt động khác: hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại tạp chất hữu cơ …
2. Các loại chất có trong nước thải sinh hoạt
- Vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus, mần bệnh, các loại vi khuẩn vô hại,…
- Các chất như: TSS, COD, BOD, DO, TDS,…
- Các chất hữu cơ khó phân hủy như: chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, hóa chất,…
- Cát, sỏi, rong, tảo, kim loại,…
- Các chất dinh dưỡng: Nitơ, Amoni,…
- Tùy thuộc vào thói quen, lối sống theo từng thời kỳ của gia đình mà các chất có trong nước thải thay đổi khác nhau.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | - | 5 - 9 | 5 - 9 |
2 | BOD5 (20°C ) | mg/l | 30 | 50 |
3 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn hòa tan | mg/l | 500 | 1000 |
5 | Sunfua ( Tính theo H2S ) | mg/l | 1.0 | 4.0 |
6 | Amoni ( Tính theo N ) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat ( NO3 ¯ ) ( Tính theo N ) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Dầu mỡ động vật, thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
10 | Phosphat ( PO43¯ ) ( Tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
11 | Tổng Coliforms | MPN/100ml | 3.000 | 5.000 |
Theo QCVN 11:2008/BTNMT.
Trong đó:
- Cột A quy định giá C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.
4. Tác hại của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường xung quanh và con người:
- Ảnh hưởng đến mạch nước ngầm;
- Ảnh hưởng đến môi trường nước, thủy sản,…;
- Ảnh hưởng tới đất đai làm thay đổi các thành phần có lợi trong đất từ đó ảnh hưởng tới cây trồng,…;
- Gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và các loại động vật,…;
- Các bệnh lý về da, ung thư, tiêu chảy, các bệnh về mắt, ngộ độc, gây biến đổi gen…;
5. Cách xử lý nước thải sinh hoạt
a) Phương pháp sinh học
- Phương pháp kỵ khí: sử dụng cơ chế hoạt động tốt trong điều kiện không có oxy của các vi sinh vật kỵ khí để xử lý chất gây hại trong nước thải;
- Phương pháp hiếu khí: sử dụng các vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục.
Phương pháp sinh học là phương pháp được coi là an toàn, các vi sinh vật sẽ thực hiện quá trình hòa tan và phân tán nhỏ các chất bẩn trong nước thải vào bên trong tế bào của chúng.
b) Phương pháp hóa lý
Ứng dụng phương pháp keo tụ, tạo bông, đông tụ…
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, diệt khuẩn tốt, thời gian xử lý nhanh…
6. Nơi thực hiện xét nghiệm và xử lý nước thải uy tín
Eco Fine là đơn vị chức năng được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc và phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành dựa trên nền tảng số, được Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về quy trình, chi phí thực hiện xét nghiệm và xử lý nước thải Quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline Eco Fine: 02743.803.919.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
>>> Bài viết liên quan: https://ecofine.vn/quan-trac-moi-truong-1