Posted At: Th10 12, 2023 - 375 Views
Trong quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải việc kiểm soát chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường là việc vô cùng quan trọng, một trong những thông số quan trọng để đo lường chỉ tiêu chất lượng nước thải chính là Nhu cầu Oxy hóa học (COD).
1. COD là gì?
- COD là chữ viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand. Đây là chỉ số giúp xác định nhu cầu Oxy hóa học tức là lượng Oxy cần thiết để Oxy hóa các hợp chất hóa học có trong nước bao gồm cả hữu cơ lẫn vô cơ.
- Trong xử lý nước thải, COD là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải;
- Là dữ liệu cung cấp thông tin số liệu xác định nguồn ảnh hưởng của nước thải đối với nguồn tiếp nhận.
2. Nguồn phát sinh COD (nhu cầu Oxy hóa học) trong các ngành công nghiệp sản xuất
2.1 Nguồn COD trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Nước thải của Ngành công nghiệp thực phẩm thường chứa các chất hữu cơ ít độc, chủ yếu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Nguồn chất thải này đa phần là Carbon hydrat. Chứa ít chất béo và Protein nên sẽ dàng bị phân hủy bởi vi sinh, trong đó chất thải có nguồn gốc từ động vật chủ yếu là Protein và chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật hơn.
2.2 Nguồn COD trong ngành Dược phẩm, hóa chất
Nước thải ngành Dược phẩm, hóa chất chứa nhiều các thành phần hữu cơ và vô cơ bao gồm các dung môi, các chất xúc tác cùng các chất phụ gia, thuốc thử và lượng nhỏ các chất trung gian, vì thế thông số COD trong nước thải ngành này thường có chỉ số cao.
2.3 Nguồn COD trong ngành Dệt, Nhuộm
Ngành công nghiệp Dệt, Nhuộm là một trong những ngành nghề mũi nhọn của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình sản xuất lại sử dụng khá nhiều hóa chất, nhiên liệu thuốc nhuộm có mức độ gây ô nhiễm cao với môi trường.
Đối với ngành dệt nhuộm, lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi theo mùa, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm, theo từng cơ sở sản xuất cũng như theo từng ngày. Do đó, cần khảo sát, lấy mẫu phân tích nước thải của từng cơ sở ở các thời điểm khác nhau, để có thể áp dụng hệ thống và công nghệ xử lý nước phải ngành dệt nhuộm cho phù hợp.
2.4 Nguồn COD trong ngành Chế biến khoáng sản
Khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp đang góp phần mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế đất nước, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho các vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên lại chỉ quan tâm tới kinh tế mà không quan tâm đến môi trường khiến cho đất đai ở vùng miền núi bị suy thoái và hoang hóa nặng nề.
Đặc điểm của ngành khai thác và chế biến khoáng sản là tạo ra khối lượng chất thải lớn bao gồm: Chất thải rắn, nước thải và khí thải, đặc biệt là lượng chất rắn có thể gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi. Các loại chất này nếu không đc quản lý sẽ là nguồn cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
2.5 Nguồn COD trong ngành Công nghiệp sản xuất giấy
Ngành công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành được hình thành rất lâu đời ở Việt Nam, nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu từ, gỗ, rơm, bã mía… dòng chất thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật…, ngoài ra còn có các chất tẩy trắng,… là những tác nhân lớn gây ra ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý kĩ. Việc xử lý chất thải bột giấy như thế nào vẫn là một vấn đề không hề đơn giản.
3. Nơi thực hiện xét nghiệm và xử lý nồng đđộ COD uy tín
Eco Fine là đơn vị chức năng được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc, và Phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành được dựa trên nền tảng số, được Bộ Tài nguyên và môi trườntrường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline: 02743.803.919
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến cát, Bình Dương.