Posted At: Th10 17, 2023 - 327 Views
Môi trường lao động có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoàn thành công việc của người lao động, việc người sử dụng lao động phải đảm bảo một môi trường lao động trong lành cho người lao động đã được pháp luật quy định rất rõ tại Điều 18 Luật an toàn, vệ sinh môi trường lao động số 84/2015/QH14. Thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ còn giúp doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tránh được những rắc rối phát sinh liên quan đến Luật và các tác nhân gây hại cho doanh nghiệp.
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Căn cứ pháp lý Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh môi trường lao động 2015 định nghĩa:
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Trước ngày 31/12 hằng năm các cơ quan doanh nghiệp cần thực hiện nộp báo cáo quan trắc môi trường đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cở sở), Báo cáo đến Sở Y tế (việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở).
Quan trắc môi trường lao động được quy định tại:
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh môi trường lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Thông tư 19/2016/NĐ-CP - BYT của Bộ Y tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”.
2. Mục đích của việc thực hiện quan trắc định kỳ môi trường lao động
Việc thường xuyên tổ chức đo đạc, kiểm tra chất lượng môi trường lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi xấu của môi trường lao động, từ đó đưa ra những giải pháp, kĩ thuật an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo một môi trường lao động lành mạnh.
Khắc phục, kiểm soát những sự cố phát sinh, đồng thời tạo cho người sử dụng lao động thói quen trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết bảo vệ người lao động khỏi các yếu tố gây hại trong môi trường làm việc.
3. Những đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường lao động
Bất kỳ đối tượng nào có hoạt động sản xuất kinh doanh nào có sử dụng lao động đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động… không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh;
- Các cơ quan, trường học;
- Các cơ sở chăn nuôi;
- Nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, bệnh viện…
4. Những quy định của pháp luật về quan trắc môi trường lao động trong doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý:
- Hoạt động quan trắc môi trường lao động nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật của nhà nước và các quy chuẩn Việt Nam về môi trường lao động,
- Tuân thủ theo Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn bao gồm trách nhiệm của các bên trong việc quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Giảm gánh nặng công việc, đặc biệt là chi phí ngân sách cho các cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra.
Bộ Luật lao động quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 138: Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc của cơ sở lao động để đưa ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Luật An toàn vệ sinh lao động quy định tại Khoản 4, Điều 16: Hằng năm hoặc khi cần thiết đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp khắc phục về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, khắc phục và giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
5. Quy trình quan trắc môi trường lao động
Bước 1: Tiếp nhận thông tin được doanh nghiệp cung cấp, khảo sát thực tế và báo giá;
Bước 2: Hai bên tiếp nhận hợp đồng và sắp xếp thời gian thực hiện Quan trắc môi trường lao động;
Bước 3: Tiến hành đo đạc quan trắc môi trường lao động;
Bước 4: Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả Quan trắc môi trường lao động;
Bước 5: Hoàn thiện, trả hồ sơ Quan trắc môi trường lao động và đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp.
6. Nơi thực hiện Quan trắc môi trường lao động uy tín
Eco Fine là đơn vị chức năng được công nhận đủ điều kiện thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đọ đạc và phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành được dựa trên nền tảng số, được Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về quy trình cũng như chi phí thực hiện Quan trắc môi trường Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 02743.803.919
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa,Tx. Bến Cát, Bình Dương.
>>> Bài viết liên quan: https://ecofine.vn/quan-trac-moi-truong-1