Posted At: Th12 13, 2023 - 373 Views
1. Ảnh hưởng của chỉ số pH trong xử lý nước thải
Chỉ số pH còn là đại lượng quan trọng để đánh giá tính Axit, tính kiềm của nước. Ảnh hưởng của chỉ số pH đến hệ thống xử lý nước thải có thể được mô tả như sau:
- Dựa vào hoạt động của các vi sinh vật: Chỉ số pH của nước thải có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý. Vi sinh vật thường có pH ưa thích để có thể phát triển và hạot động tốt. Nếu chỉ số pH quá cao hoặc quá thấp, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quán trình phân hủy chất hữu cơ và khả năng tiêu triệt các tác nhân gây bệnh.
- Ảnh hưởng do hiệu suất của hóa học: Một số chất hóa học được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải có hiệu suất tốt nhất ở các mức pH cụ thể. Nếu pH không phù hợp, hiệu suất hóa học có thể giảm, gây ra các vấn đề trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm.
- Tác động đến hệ thống xử lý: Chỉ số pH không phù hợp có thể gây ra tác động đáng kể đến các thành phần của hệ thống xử lý nước thải. Nước có pH quá thấp có thể ăn mòn các thành phần kim loại và kết cấu của hệ thống, trong khi nước có pH cao có thể gây ra các cặn bám và tắc nghẽn.
Vì vậy việc duy trì chỉ số pH ổn định trong hệ thống xử lý nước thải là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu suất và bền vững của quá trình xử lý.
Tùy vào điều kiện môi trường và điều kiện sản xuất khác nhau mà chỉ số pH có thể cao hoặc thấp. Mức độ ảnh hưởng của chỉ số pH đến hệ sinh thái trong hệ thống xử lý nước thải là khác nhau.
2. Điều gì sẽ xảy ra khi chỉ số pH trong nước thải dưới 6.5 hoặc trên 7.5?
Chỉ số pH được cho là phù hợp để vi sinh vật có thể hoạt động tốt nhất là nằm trong khoản từ 6.5 - 8. Vì vậy trong hệ thống xử lý nước thải, người ta thường điều chỉnh chỉ số pH trong khoảng từ 6.5 - 7.5 để vi khuẩn có thể hoạt động hiệu quả.
Khi chỉ số pH trong nước thải ở mức dưới 6.5 hoặc trên 7.5, lúc này có thể xác định được nguồn nước thải đang có tính Axit hoặc Bazơ quá mạnh, hiệu suất hoạt động của vi sinh vật trong xử lý nước thải bị ức chế giảm lượng Enzyme tiết ra (do trong quá trình sinh học phụ thuộc vào hoạt động của Enzyme do các vi khuẩn tiết ra) từ đó làm giảm hiệu suất sinh học của vi sinh vật xử lý nước thải.
Tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm có hại ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải;
Khi chỉ số pH dưới 6.5 sẽ làm tăng sinh khí Hydro Sulfua (H2S) gây ra mùi giống trứng thối, khí này có khả năng chuyển hóa thành Axit Sunfuric (H2SO4) độc hại có thể ăn mòn các vật liệu và thiết bị xử lý nước, ảnh hưởng đến con người.
Khi chỉ số pH quá cao trên 7.5 điều này sẽ làm ức chế vi sinh vật có lợi, Thông thường các vi sinh vật chuyển hóa Amoni sẽ Oxy hóa Ammonium (NH4+) thành các hợp chất khác ít độc và dễ bay hơi. Khi chỉ số pH quá cao, môi trường sẽ có tính kiềm từ đó các vi sinh vật xử lý Nitơ sẽ bị ức chế và khó tăng sinh, phát triển.
3. Phương pháp điều chỉnh chỉ số pH trong nước thải
Ở mỗi mức độ chỉ số pH khác nhau, người ta sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để xử lý chỉ số của pH trong nước thải:
- Sử dụng hóa chất: Có thể sử dụng một số loại hóa chất phổ biến để giảm chỉ số pH như: Axit Sulfuric (H2SO4) để giảm chỉ số pH và Hidroxit Natri (NaOH) để tăng chỉ số pH. Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất cần phải đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định liên quan;
- Sử dụng quặng đá và cát: Nếu nước có pH quá thấp (chỉ số pH dưới 6.5, nước có nồng độ Axit cao), có thể sử dụng quặng đá và cát (Limestone) để tăng chỉ số pH. Do quặng sắt và cát có chứa Canxi Cacbonat sẽ giúp cân bằng độ pH và làm nước trở nên kiềm. Quặng đá và cát thường được cho vào hệ thống xử lý nước thông qua một quá trình gọi là xử lý kiềm hóa;
- Sử dụng hệ thống xử lý nước: Một số hệ thống xử lý nước có sử dụng quá trình như trao đổi Ion, áp suất ngược (Reverse Osmosis) hoặc phân cực ngược (Electrodialysis Reversal) để điều chỉnh và cân bằng độ pH của nước. Tuy nhiên, những phương pháp này thường được sử dụng trong quy mô lớn và đòi hỏi công nghệ phức tạp.
- Sử dụng chất khử trùng: Nếu nước có pH quá cao (Chỉ số pH cao hơn 8, nước có tính kiềm cao) có thể sử dụng chất khử trùng như Clo (Chlorine) để giảm pH và tăng tính Axit. Tuy nhiên, việc sử dụng chất khử trùng cũng cần tuân thủ các quy định và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia.
Việc đo đạc và kiểm tra nồng độ pH trong nước thải thường xuyên có vai trò rất quan trọng để đảm bảo một môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển ổn định, tăng hiệu suất trong xử lý nước thải, tránh gây các ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường xung quanh.
Nơi thực hiện xét nghiệm và xử lý nồng độ pH uy tín
Eco Fine là đơn vị được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc và Phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành dựa trên nền tảng số được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về Quy trình xét nghiệm và xử lý nồng độ pH uy tín, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 02743.803.919
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx.Bến Cát, Bình Dương.
>>> https://ecofine.vn/ph-trong-nuoc-thai-la-gi-do-nong-do-ph-trong-nuoc-thai-nhu-the-nao