Posted At: Th10 13, 2023 - 528 Views
Chỉ tiêu COD có vai trò vô cùng quan trọng, được dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Vậy COD có tầm quan trọng như thế nào đến nước thải công nghiệp thì hãy cùng Eco Fine tìm hiểu qua bài viết sau…
1. COD là gì?
Nhu cầu Oxy hóa học (COD) là tên viết tắt của cụm từ Chemical Oxy Demand là lượng Oxy cần thiết để hòa tan Carbon hữu cơ thành CO2 và nước.
COD là định lượng quyết định mức độ ô nhiễm của nước thải, mặc dù nằm lơ lửng và mắt thường không thể nhìn thấy được.
2. Tại sao cần phân tích COD
COD là thông số biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải. COD càng cao đồng nghĩa với việc nước thải có mức độ ô nhiễm càng nặng, Việc phân tích thông số COD sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các phương án xử lý phù hợp cho các hoạt động phát sinh nước thải.
Việc xả nước thải có nồng độ COD cao ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ra các rủi ro xử phạt vi phạm hành chính của các cấp thẩm quyền và ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người tại nguồn tiếp nhận.
Xác định nồng độ COD giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý hiệu quả nguồn phát sinh nước thải và kết quả phân tích COD là “bằng chứng thép” để bảo vệ doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước.
>>> Xem thêm: NGUỒN PHÁT SINH BOD5
3. Phương pháp xác định COD
Nguyên lý của việc xác định COD là các chất hầu như đều bị Oxy hóa bởi Kali dicromat-K2Cr2O7 trong môi trường axit. Nhờ vậy dựa vào hàm lượng K2Cr2O7 chúng ta có thể xác định được COD trong nước. Hiện nay để đo nồng độ COD trong nước người ta sử dụng những phương pháp sau.
a) Phương pháp so màu
Có thể xác định lượng Dichromate đã dùng bằng cách xem xét sự thay đổi độ hấp thụ của mẫu (màu của Crom hóa trị III và Crom hóa trị VI ) tại các bước sóng cụ thể.
Có thể định lượng được lượng Crom hóa trị III trong mẫu sau khi phá mẫu bằng cách đo độ hấp thụ của mẫu ở các bước sóng 600nm trong máy quang phổ hoặc máy đo quang. Ngoài ra, mức hấp thụ Crom hóa trị VI ở bức sóng 420nm có thể được dùng để xác định lượng Crom dư.
Từ độ hấp thụ ánh sáng chúng ta có thể xác định được lượng Crom dư, lấy hiệu ta sẽ có lượng Crom đã sử dụng. Dựa vào đó sẽ tính được lượng COD.
Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng, với mẫu chuẩn nhà cung cấp chúng ta chỉ cần pha mẫu và vận hành máy đo quang. Nhờ vậy tiết kiệm được nhân lực và giảm thiểu sai sót.
b) Phương pháp chuẩn độ
- Ở phương pháp này ta cho K2Cr2O7 phản ứng với các chất có trong nước. Khi phản ứng vừa đủ thì hàm lượng chất Dichromate (ion CR2O7 2-) dư sẽ phản ứng với sắt Amoni sulfate (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O.
- Khi cho từ từ chất khử sắt Amoni sulfate vào, Crom hóa trị VI sẽ được chuyển hóa thành dạng hóa trị III . Khi đạt đến điểm tương đương (xác định bằng chỉ thị màu) là lượng sắt Amoni sulfate đã được thêm vào bằng với lượng Dichromate dư.
Từ đó ta có thể tính toán được lượng Dichromate đã dùng trong quá trình Oxy hóa chất hữu cơ dựa vào lượng ban đầu và lượng còn lại.
Phương pháp này có thể thực hiện đơn giản tại các phòng thí nghiệm, nhưng việc chuẩn độ phụ thuộc vào người làm chuẩn độ nên khá tốn công sức và độ chính xác có thể bị dao động.
4. Nơi thực hiện xét nghiệm và xử lý nồng độ COD uy tín
Eco Fine là đơn vị chức năng được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan tắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc, và Phân tích mẫu chất lượng.
Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thức nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành được dựa trên nền tảng số, được Bộ Tài nguyên và môi trườntrường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.
Mọi thắc mắc về Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline: 02743.803.919
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến cát, Bình Dương.
info@ecofine.vn >>>Bài viết liên quan: https://ecofine.vn/tam-quan-trong-cua-cod-trong