Quan trắc môi trường mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thay đổi của môi trường xung quanh, từ đó kịp thời phát hiện và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến con người. Vậy có bao nhiêu yếu tố môi trường cần quan trắc định kỳ? Hãy cùng Eco Fine đi tìm hiểu qua bài viết sau...

Posted At: Th12 07, 2023 - 251 Views

Phân loại Quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật

1. Lợi ích khi thực hiện quan trắc môi trường 

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự biến đổi của môi trường, nguồn chất thải đang thải ra môi trường ngày càng nhiều và khó kiểm soát, chỉ cần 1 yếu tố môi trường bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố môi trường khác;

Quan trắc môi trường giúp phát hiện kịp thời cũng như cung cấp những thông tin một cách định kỳ về những biến đổi có lợi hoặc có hại của môi trường. Từ đó có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng tới con người và đưa ra được những giải pháp khắc phục một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quan trắc môi trường;

Giúp doanh nghiệp định hướng được chỉ tiêu phát triển bền vững;…

>>> Xem thêm: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐỊNH KỲ

2. Phân loại Quan trắc môi trường

Quan trắc môi trường được phân loại dựa theo quy định của pháp luật để phù hợp hơn với từng loại hình kinh doanh, từng vị trí, khu vực, ngành nghề khác nhau:

a) Quan trắc môi trường không khí

Quan trắc chất lượng không khí xung quanh môi trường được quy định tại Điều 6, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT (Hiệu lực 16/08/2021);

Quan trắc chất lượng không khí là quá trình sử dụng thiết bị đo đạc, phân tích các chỉ tiêu của môi trường xung quanh một cách liên tục, từ đó có được thông tin kết quả quan trắc một cách chính xác nhất;

Đối với chương trình quan trắc thuộc cấp quốc gia, cấp thành phố thì các yếu tố phải thực hiện quan trắc là: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, các thông số bụi,… tùy thuộc vào vị trí quan trắc, mục tiêu, đặc điểm của vị trí quan trắc mà bổ xung thêm các yếu tố khác.

+ Tần suất quan trắc tối thiểu là 2 tháng/ đợt (6 đợt/năm);

Đối với chương trình quan trắc thuộc cấp Tỉnh thì các yếu tố phải thực hiện quan trắc là: khí tượng, SO2, CO, NO2, TSP, PM10,… tùy thuộc vào vị trí quan trắc, mục tiêu, đặc điểm của vị trí quan trắc mà bổ xung thêm các yếu tố khác.

+ Tần suất quan trắc tối thiểu là 2 tháng/ đợt (6 đợt/năm);

b) Quan trắc môi trường đất

Quan trắc môi trường đất giúp kiểm soát sự biến đổi của đất do những ảnh hưởng từ các yếu tố khác, kiểm soát sự ô nhiễm cũng như quy hoạch và sử dụng đất phục vụ cho sự phát triển bền vững;

Quan trắc các thông số trong môi trường đất như: độ bạc màu, độ phì nhiêu, vùng có nguy cơ bị xói mòn, rửa trôi cao, vùng bị sa mạc hóa,…. các chỉ tiêu vật lý, hóa học khác của đất;

Tùy theo môi trường đất mà đưa ra các chỉ tiêu quan trắc phù hợp.

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường đất được dựa theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT (Hiệu lực 16/08/2021) quy định về thời gian thực hiện quan trắc môi trường đất như sau:

- Đối với môi trường đất có chứa các thông số như Tổng Nitơ, Photpho, Kali, Cacbon hữu cơ… thì phải thực hiện tối thiểu 1 lần/ trong thời gian từ 3-5 năm.

- Đối với các thông số quan trắc khác: thực hiện tối thiểu 2 lần/năm. 

c) Quan trắc môi trường nước

Quan trắc môi trường nước là quá trình đo đạc, phân tích các chỉ tiêu hóa học, sinh học, vật lý đối với môi trường nước, một cách thường xuyên và có kế hoạch,… từ đó đưa ra được những đánh giá cần thiết về yếu tố có lợi và có hại. 

Thực hiện quan trắc môi trường nước đối với nguồn nước như: nước thải, nước sinh hoạt, nước từ nhà máy, nước nuôi trồng thủ sản, nước tự nhiên (nước từ ao, hồ, sông, suối, đầm phá, dòng chảy, biển…).

Thời gian thực hiện quan trắc môi trường nước được quy định tại  Thông tư 10/2021/TT-BTNMT (Hiệu lực 16/08/2021) được quy định như sau:

- Quan trắc môi trường nước mặt : tối thiểu 6 lần/ năm, 2 tháng/lần;

- Quan trắc môi trường nước ngầm: thực hiện 4 lần/ năm, 3 tháng/lần;

- Quan trắc môi trường nước biển: thực hiện 6 lần/năm (đối với nước ven bờ), 2 lần/ năm (đối với nước gần bờ), 2 lần/năm (đối với nước xa bờ);

- Quan trắc môi trường nước mưa: lấy mẫu quan trắc theo ngày, theo tuần, theo cơn mưa;

- Quan trắc nước thải: thực hiện quan trắc theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT (Hiệu lực 16/08/2021).

d) Quan trắc tiếng ồn

Quan trắc tiếng ồn, độ rung được quy định tại Điều 7, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT (Hiệu lực 16/08/2021) quy định về quan trắc mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung, từ đó đưa ra được những cảnh báo về mức độ ảnh hưởng đến con người;

Tần suất quan tắc tiếng ồn, độ rung: tối thiểu 2 tháng/ đợt, 6 đợt/năm. 

Nơi thực hiện quan trắc môi trường định kỳ uy tín  

Eco Fine là đơn vị được công nhận đủ năng lực thực hiện: Quan trắc môi trường, Quan trắc môi trường lao động, Giám sát, Đo đạc và Phân tích mẫu chất lượng.          

Sự hình thành và phát triển của Eco Fine dựa trên kiến thực nền tảng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự cốt lõi. Quy trình vận hành dự trên nền tảng số được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế cấp phép cho các hoạt động điều hành quan trắc và phân tích.          

Mọi thắc mắc về Quy trình quan trắc môi trường, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 02743.803.919

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ECO FINE                       

Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx.Bến Cát, Bình Dương.          

info@ecofine.vn       

Xem thêm: https://ecofine.vn/phuong-phap-xu-ly-nguon-nuoc-mat-bi-o-nhiem