Posted At: Nov 23, 2023 - 658 Views
Hậu hết ai cũng đã từng nghe qua về hợp chất Amoni, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, vậy Amoni có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên như thế nào? Hãy cùng Eco Fine tìm hiểu qua bài viết sau...
1. Tổng quan về Amoni
Ammonium thường được gọi là Amoni, có công thức hóa học là NH4+, là một dạng Ion dương hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch Amoniac (NH3). Trong nước, Ion NH4+ cân bằng với NH3 hòa tan. Tỉ lệ NH4+/NH3 phụ thuộc vào độ pH. Ion NH4+ có khả năng tương tác, phản ứng với các chất khác tạo thành các muối Ammonium hoặc các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm Amoni.
Cấu tạo của Amoni (NH3) có hình chóp với nguyên tử Nito ở trên đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử Hidro ở đáy tam giác ;
- 3 liên kết N-H đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực:
+ N có điện tích âm;
+ H có điện tích dương.
- Amoni (NH3) có tính Bazơ nên có độ pH > 12;
- Amoni (NH3) có khối lượng riêng là 681 kg/m3 (ở nhiệt độ - 33°C) ;
2. Tác hại của Amoni tới con người và tự nhiên
Amoni là một chất gây ô nhiễm tiềm năng đối với nguồn nước và môi trường tự nhiên, Nó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến con người và môi trường như au:
a) Đối với con người
- Amoni có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
- Nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm nồng độ Amoni cao có thể gây ra các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, ho và viêm phổi;
- Nồng độ Amoni càng cao tác động càng mạnh có thể dẫn đến tử vong;
- Tiếp xúc với nồng độ Amoni cao có thể gây kích ứng cho mắt và da;
- Sử dụng nước bị nhiễm Amoni có thể gây ngứa, chảy nước mắt và đau mắt đỏ…
b) Tác hại đối với môi trường
- Nồng độ Amoni trong nước cao có thể gây ra hiện tượng chỉ số ORP (Oxygen Reduction Potenttial - Chỉ số đo lường các chất Oxy hóa) suy giảm;
- Làm giảm sự phân hủy các chất hữu cơ và giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong nước điều này có thể dẫn đến cái chết cho nhiều loại sinh vật dưới nước như cá, ấu trùng, côn trùng và các loại thủy sản khác…
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và tảo nước ngọt: Tăng nồng độ Amoni trong nước có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quá mức của các loại tảo và tảo nước ngọt, gây ra hiện tượng sự nổi loạn của hệ sinh thái, gây ngộ độc và chết cá, các loại sinh vật khác trong hệ sinh thái dưới nước;
- Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm: Nước chứa Amoni có thể thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nước ngầm, điều này làm giảm chất nước và có thể ảnh hưởng đến nguồn nước dự trữ của chúng ta…
Do đó việc kiểm soát nồng độ Amoni trong nước và môi trường là rất quan trọng để có thể bảo vệ sức khỏe con người và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái trong môi trường nước.
3. Ứng dụng của Amoni
Amoni (NH4+) thường được sử dụng ctrong các quá trình xử lý nước để làm giảm nồng độ Axit và duy trì điều kiện pH ổn định;
Amoniac (NH3) có ứng dụng rộng trong công nghiệp, chẳng hạn như công nghiệp sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất và là một chất trung gian trong quá trình tổng hợp các chất hữu cơ…