Posted At: Oct 25, 2023 - 282 Views
1. Cơ sở phân tích các chỉ tiêu nước uống
Tiêu chuẩn nước uống đảm bảo dựa trên quy chuẩn chất lượng của Phụ lục II, QCVN 06-1:1010/BYT do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và ban hành theo thông tư 34/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010 của bộ Y tế. Đây là quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho chất lượng nước uống hiện nay tại Việt Nam. Những sản phẩm nước uống được công nhận đủ tiêu chuẩn này thì người tiêu dùng hòa toàn có thể yên tâm sử dụng trực tiếp.
Nước uống được chia thành 2 loại: Nước cất và Nước tinh khiết.
Việc kiểm tra và phân tích chất lượng nước uống là rất quan trọng nhằm phát hiện và đưa ra hướng xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến con người.
2. Phân tích các chỉ tiêu trong nước uống
a) Các chỉ tiêu hóa học
- Hàm lượng Axit: sử dụng quỳ tím để đo độ pH trong nước có Axit sẽ làm quỳ tím chuyển dần từ vàng sang màu cam đỏ ( Hàm lượng các chất trong nước sẽ phản ứng với dung dịch kiềm KOH, NaOH).
Nước có Axit sẽ có mùi Chlorie, cáu cặn trong ống nước kim loại, nước có Axit khi dính vào vết thương sẽ có hiện tượng rất nhẹ…
- Lượng kiềm: Phản ứng với dung dịch Axit mạnh HCl, cân bằng lượng Axit…
Nước có kiềm uống có vị lợ nhẹ.
- Các kim loại nặng khác: Chì, Thủy ngân, Asen, Caidimi, Crom VI, Mangan…
Xuất hiện chủ yếu do nước thải sinh hoạt, nước thải của các ngành công nghiệp…
b) Các chỉ tiêu vật lý
- Màu sắc: nước đạt tiêu chuẩn là nước không có màu
Nguyên nhân nước có màu chủ yếu do các tạp chất hữu cơ, Sắt, Chì, Phèn, Axid humic, một số loại thủy sinh…
Để xác định độ màu của nước người ta dùng phương pháp pha loãng đến khi không còn màu nữa.
- Mùi vị: Nước không có mùi là nước đạt tiêu chuẩn
Nếu xuất hiện mùi chủ yếu là do khí H2S ( Giống với mùi trứng thối ), các loại chất vô cơ, hữu cơ ( Cu2+, Fe3+), mùi thuốc sát trùng Clo dư, vị tanh của Axit
Xác định độ mùi của nước ta dùng phương pháp pha loãng đến khi không còn mùi nữa.
- Độ đục của nước: Xuất hiện do vi sinh vật thủy sinh, cặn bẩn, kim loại gỉ sét trong uống dẫn nước,…có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Để đánh giá độ đục của nước người ta dùng ly thủy tinh và xem thời gian cặn bẩn ngưng tụ lại, độ đục tỷ lệ thuận với cặn bẩn. Độ đục được cho phép của nước là 5NT hoặc dùng máy đo độ đục tiêu chuẩn để cho ra kết quả chính xác.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại vi sinh có hại. Vì nếu nhiệt độ nước có sự bất thường ( nhiệt độ thông thường là từ 22 - 27° C ) vô tình tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển, gây ra những bệnh vô cùng nguy hiểm.
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nước là do chứa nhiều kim loại nặng như: Kiềm, Cation, Anion…
Để làm giảm độ dẫn điện trong nước người ta sử dụng dung dịch KCl để trung hòa và giảm độ dẫn điện trong nước.