Nguồn nước có vai tròn quan trọng trong hầu hết các hoạt động của con người. Việc đo đạc, phân tích mẫu nước nhằm đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn, an toàn khi sử dụng, một trong những chỉ tiêu cần thiết khi phân tích mẫu nước đó là Độ cứng của nước. Vậy độ cứng của nước là gì? Nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng Eco fine tìm hiểu qua bài viết sau...

Posted At: Jan 23, 2024 - 213 Views

Độ cứng của nước là gì?

1. Độ cứng của nước là gì?

Độ cứng của nước là mức độ có chất lượng Cation (Ion kim loại dương) và Anion (Ion kim loại âm) trong nước. Nước mềm có ít chất cứng, trong nước cứng có rất nhiều chất cứng.

Chỉ số độ cứng bình thường được đo bằng đơn vị Miligammuôl trên Lít (Mg/L) hoặc Parts Per Million (PPM). Dưới đây là một hướng dẫn để xác định độ cứng của nước dựa trên chỉ số độ cứng (Mg/L):

- Nước cứng: >200 Mg/L (PPM)

- Nước trung bình: 120 - 200 Mg/L (PPM)

- Nước mềm: < 120 Mg/L (PPM)

Chỉ số độ cứng >200 Mg/L (PPM) được coi là bất thường và có thể gây ra nhiều vấn đề. Nước cứng có thể gây ra tích tụ cặn bẩn trên các bề mặt, gây ngứa và khó sủi bọt cho một số sản phẩm vệ sinh và ảnh hưởng đến hiệu quả của xà phòng và chất tẩy rửa.

2. Nguyên nhân hình thành Độ cứng của nước 

Một số nguyên nhân chính có thể hình thành nên độ cứng của nước có thể bao gồm:

-j Muối Canxi và Muối Magie: Nước có thể hấp thụ Canxi và Magie từ đá, đất và các nguồn nước ngầm làm gia tăng thêm độ cứng của nước;

-j Mật độ cao của đất: Nếu nước chảy qua một số khu vực có mật độ của đá vôi hoặc Dolomite nó sẽ hấp thụ Canxi và Magie từ đó dẫn đến độ cứng cao;

-j Do quá trình khử của nước: Trong một số tường hợp, nước có thể được xử lý để giảm độ cứng bằng cách sử dụng các hợp chất khử cứng như Sodium Tripolyphosphate.