Posted At: Jan 10, 2024 - 732 Views
1. Chất họat động bề mặt là gì?
Chất hoạt động bề mặt (SAA - Surfactant Active Agent) là chất có khả năng làm giảm sự căng bề mặt của nước và tác động lên giao diện giữa nước và chất khác như: dầu, chất bẩn…
Các chất họat động bề mặt thường được dùng trong các sản phẩm như: Chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất nhờn, chất tạo màng.
2. Nguồn phát sinh của chất hoạt động bề mặt
Trong môi trường nước Chất hoạt động bề mặt có thể phát sinh từ:
Từ các ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, dầu mỡ, giấy, nước giải khát, sản xuất sữa và chất tẩy rửa…
Từ đời sống, sinh hoạt: Sử dụng chất tẩy rửa, chất tạo bọt, chất tạo màng trong việc giặt ủi, vệ sinh nhà cửa và các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày khác…
3. Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nước như sau:
Gây ô nhiễm nguồn nước: Khi chất hoat động bề mặt được thải ra môi trường nước một cách không kiểm soát, nó có thể gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lượng nước.
Chất họat động bề mặt có thể làm giảm khả năm hòa tan Oxy vào nước, gây rối loạn trong quá trình hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước và làm suy giảm sự sống trong môi trường nước;
Độc hại cho sinh vật dưới nước: Một số chất hoạt động bề mặt có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật dưới nước như: cá, động vật thủy sinh, gây rối loạn sinh sản và ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của hệ sinh thái dưới nước;
Tác động đến màng nớc và đất: Chất hạot động bề mặt có thể làm suy yếu màng nước và đất, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của chúng. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự hấp thụ tạp chất, hấp thụ dinh dưỡng và sự phân tán chất ô nhiễm trong môi trường nước.
Để đảm bảo an toàn cho môi trường nước, việc kiểm soát sử dụng và xử lý chất hoạt động bề mặt theo quy định và quy tắc chỉ đạo khi cần thiết.